Tin số 1: Đất vườn sinh thái: kênh đầu tư tạo giá trị bền vững
Khái niệm đầu tư đất vườn sinh thái đã xuất hiện cùng thời điểm với các đợt sóng nhỏ mang tên “bỏ phố về quê” hay “bỏ phố về rừng”. Loại tài sản này chỉ thật sự bùng nổ sau đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhất là khi sống xanh trở thành lối sống tích cực được nhiều người hưởng ứng.
Đất vườn sinh thái ở ngoại ô thành phố sở hữu mật độ cây xanh cao, không khí trong lành mát mẻ, ít ô nhiễm hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu vừa canh tác nông nghiệp sạch vừa có không gian sống xanh để thư giãn, giảm stress, cải thiện sức khỏe,… Đặc biệt việc giảm thiểu tác động của con người dành cho thiên nhiên và môi trường được xem là điểm nhấn đặc biệt của đất vườn sinh thái so với các loại hình bất động sản còn lại. Đây được xem là kênh đầu tư an toàn bởi khả năng tích lũy tài sản và tiềm năng sinh lời tốt nếu biết khai thác đúng giá trị của nó.
Với lợi thế đất đỏ bazan màu mỡ và khí hậu ôn hòa mát mẻ cận Đà Lạt, đất vườn ở Lâm Hà thích hợp trồng nhiều loại cây khác nhau từ cây công nghiệp đến các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao,…
Bên cạnh tiềm năng tự nhiên vốn có thì sự xuất hiện của các mô hình nông trại hay vườn trái cây hữu cơ phục vụ du lịch sinh thái,… là những yếu tố tạo nên sức hút của vùng đất này với du khách gần xa, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cùng với tiềm năng phát triển mạnh, giá đất vườn tại Lâm Hà đang có mức giá rất tốt so với các thị trường vùng ven Đà Lạt khác, khi mà giá bán từ 1 – 1.5tr/m2 mỗi vườn đã có sẵn thổ cư.
Link tin số 1: Đất vườn sinh thái: kênh đầu tư tạo giá trị bền vững
Tin số 2: Kiến nghị hỗ trợ 2% lãi suất cho người vay mua nhà dưới 2 tỷ đồng
Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét quyết định một số chính sách ngắn hạn áp dụng đến hết năm 2023 để hỗ trợ về tín dụng cho người mua nhà và doanh nghiệp.
HoREA phân tích, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng có quy định: “Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng”. Trên cơ sở đó, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét “nới chuẩn tín dụng”, nếu không các ngân hàng thương mại không dám cho vay đối với một số trường hợp, trong đó, các doanh nghiệp xin vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm, nhưng không được vay do có khoản nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3 chưa thanh toán.
Trước thực trạng này, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 31 cho phép người mua nhà ở thương mại có mức giá 1,8 – 2 tỷ đồng/căn trở xuống được hỗ trợ 2% một năm lãi suất vay hoặc hỗ trợ với lãi suất hợp lý do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Thời gian hỗ trợ lãi suất này tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc, lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023.
Link tin số 2: Kiến nghị hỗ trợ 2% lãi suất cho người vay mua nhà dưới 2 tỷ đồng
Tin số 3: Bỏ sổ hổ khẩu từ năm 2023, người dân thực hiện các thủ tục về đất đai như thế nào?
Từ ngày 1/1/2023, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ không còn giá trị theo quy định của Luật Cư trú năm 2020. Người dân có thể sử dụng một trong những cách thức khai thác thông tin về cư trú để thực hiện các thủ tục về đất đai.
Theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP, để giải quyết các thủ tục về đất đai sẽ khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc này được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
– Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
– Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
– Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;
– Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu trên, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.
Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, người sử dụng đất có thể sử dụng những cách trên để thực hiện các thủ tục về đất đai.
Link tin số 3: Bỏ Sổ hộ khẩu từ 2023, người dân thực hiện các thủ tục về đất đai thế nào?
Tin số 4: Bất động sản kỳ vọng sẽ sớm qua cơn đói vốn
Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS) dự báo quý 1.2023, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng vẫn còn trầm lắng, do trùng vào thời điểm Tết Nguyên đán 2023. Nguồn cung thị trường vẫn hạn chế do quá trình chuẩn bị và triển khai các thủ tục pháp lý dự án cần thêm thời gian.
Bước sang quý 2, quý 3.2023, thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan cùng với đà tăng trưởng của các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng; cùng với việc các vướng mắc trên dần được tháo gỡ
Ông Đính cho rằng, những động thái của Chính phủ có thể sẽ mở ra những cơ hội thoát khó cho thị trường đến từ nhiều yếu tố.
Cụ thể, các bộ, ngành chủ động làm việc và cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong việc rà soát khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án bất động sản; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đề xuất giải pháp cụ thể vượt thẩm quyền, nhất là các giải pháp cần thiết, cấp bách để tháo gỡ khó khăn kịp thời, vượt qua thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bên cạnh đó, các bộ ngành rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản; sớm ban hành các văn bản về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.
Link tin số 4: Bất động sản kỳ vọng sẽ sớm qua cơn đói vốn