Tin số 1: 6 Lý do nên đầu tư bất động sản Đà Lạt và vùng ven Đà Lạt
Lợi ích “kép” vừa có thể cho thuê, vừa nghỉ dưỡng
Sở hữu khí hậu quanh năm mát mẻ, Đà Lạt được ví như “ Thành Phố Ngàn Hoa”, “Một Paris thu nhỏ” bởi sự thơ mộng, đậm chất tình mà Đà Lạt để lại khi có ai đó đã từng ghé qua. Đà Lạt ghi điểm cho mình bởi những hồ nước sinh thái trong vắt, những ngọn núi cao nguyên phủ đầy cây xanh, những địa điểm du lịch thu hút như Hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt Milk, Thũng lũng ngàn hoa…Chính những điều tưởng chừng đơn giản đó, nhiều nhà đầu tư luôn săn đón và tìm kiếm cho mình những mảnh đất” vàng” Đà Lạt dành riêng cho mình.
Hiện nay, tỉ lệ dân từ nơi khác đến đầu tư và ở tại Đà Lạt càng ngày càng tăng. Cụ thể miền Bắc (chủ yếu Hà Nội) 40%, Sài Gòn 20%, Nha Trang 10%, Việt kiều và nơi khác 30%. Cơ hội tốt đang đến với những ai đang nuôi mộng đầu tư vào bất động sản bấy lâu nay nhưng chưa thành.
Quy hoạch Thành phố Đà Lạt mới là cơ hội đầu tư bất động sản ven Đà Lạt
Sau nhiều cuộc hội thảo khoa học thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia quy hoạch, thiết kế đô thị trong và ngoài nước, cùng với những hội thảo tìm kiếm chính sách, giải pháp thực hiện và ý kiến góp ý của người dân, cuối cùng bản đồ án “Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đã hoàn tất chờ phê duyệt.
Thành phố Đà Lạt được mở rộng quy mô về diện tích gấp 8 lần đô thị hiện hữu (rộng 39.271 ha) lên đến 335.930 ha với độ cao từ 850 m trở lên so với mực nước biển. Với diện tích quy hoạch này, thành phố Đà Lạt trở thành đô thị có quy mô diện tích lớn hơn thành phố Hồ Chí Minh và chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội trong hệ thống đô thị Việt Nam. Phạm vi mở rộng bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Đà Lạt hiện hữu và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng cùng với một phần huyện Lâm Hà gồm các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà và thị trấn Nam Ban.
Link tin số 1: 6 lý do nên đầu tư bất động sản Đà Lạt và vùng ven Đà Lạt
Tin số 2: Khẩn trương lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng để tạo ra không gian phát triển mới.
Chiều ngày 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lâm Đồng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2023.
Tại buổi làm việc, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, dự kiến năm 2022, toàn bộ 18/18 chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước GRDP tăng 11,84%. Thu nhập bình quân đầu người hơn 75 triệu đồng. Thu ngân sách đạt 13.000 tỷ đồng. Khách du lịch đến Lâm Đồng tăng vọt (340%), đạt 7 triệu lượt.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Lâm Đồng có vị trí chiến lược của khu vực Tây Nguyên. Tỉnh có lợi thế về diện tích lớn, điều kiện tự nhiên tốt. Thời tiết ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ dao động từ 18-25°C,…
Thủ tướng yêu cầu Lâm Đồng phải chú ý phát triển xanh, bao trùm, bền vững, hài hòa. Hạ tầng xã hội phải chú trọng hơn nữa. Là một trung tâm du lịch thì phải “xanh, sạch, đẹp”. Phải giữ bằng được những nơi đẹp ở trung tâm để phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Còn phát triển bất động sản phải lùi xa.
Link tin số 2: Khẩn trương lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng để tạo ra không gian phát triển mới
Tin số 3: Đề xuất quy hoạch 3 khu phát triển du lịch tại Lâm Hà, Lâm Đồng
UBND huyện Lâm Hà đề xuất 3 khu vực gồm khu du lịch sinh thái Hồ Đông Thanh- xã Đông Thanh quy mô khoảng 180 ha, khu du lịch sinh thái, văn hoá khu vực dọc sông Đồng Nai và Hồ Thuỷ Điện quy mô khoảng 5.500 ha, khu đô thị dịch vụ thương mại phía Bắc thị trấn Đinh Văn quy mô khoảng 200 ha.
Huyện Lâm Hà được định hướng phát triển thành 3 tiểu vùng nhỏ. Tiểu vùng I gồm Thị trấn Đinh Văn vad các xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Tân Văn, Phú Sơn. Tiểu vùng II gồm thị trấn Nam Ban và các xã Đông Thanh, Gia Lâm, Mê Linh, Nam Hà. Theo đó tiểu vùng III gồm các xã Tân Hà, Đan Phượng, Hoài Đức, Liên Hà, Tân Thanh, Phúc Thọ.
Dự kiến năm 2025 huyện Lâm Hà sẽ có 607,2 ha đất xây dựng và 1.636,17 ha đất ở tại nông thôn. Và đến năm 2035 có 1.190,4 ha đất xây dựng đô thị và 1.547,07 ha đất ở tại nông thôn. Đến năm 2050 sẽ có 1.720 ha đất xây dựng đô thị và 1.798,96 đất ở tại nông thôn.
Link tin số 3: Đề xuất quy hoạch 3 khu phát triển du lịch gần 6.000 ha tại Lâm Hà, Lâm Đồng
Tin số 4: Bất động sản nguy cơ đóng băng, doanh nghiệp “vượt sóng” cách nào?
Nhiều quy hoạch cấp tỉnh tại miền Trung thời kỳ 2021-2030, quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế đang được các địa phương triển khai lập và sắp được phê duyệt trong năm 2023 sẽ mở ra nhiều vùng đất phát triển mới. Đồng thời hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy nhiều nhà đầu tư bất động sản sớm quay trở lại với thị trường.
Giữa thời điểm thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn thì cũng là lúc cơ hội được trao cho các nhà đầu tư bất động sản dài hạn, có tiềm lực về tài chính.
Cơ hội xuất phát từ thực tiễn từ nay đến năm 2023, thị trường bất động sản được dự báo sẽ trải qua giai đoạn thanh lọc mạnh, giá bất động sản sẽ giảm khi mà nhiều nhà đầu tư không chịu được áp lực từ việc tăng lãi suất,…
Cơ hội cũng xuất phát từ việc nhiều quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, quy hoạch đô thị, quy hoạch Khu kinh tế sắp được phê duyệt trong thời gian tới.
Link tin số 4: Nhà đầu tư sẽ quay lại thị trường bất động sản trong năm 2023?
Nguồn: Tổng hợp