Kích thước phòng ngủ tiêu chuẩn trong kiến trúc hiện đại là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhưng không dễ tìm được đáp án chính xác, vì mỗi người có nhu cầu, điều kiện sống khác nhau. Trong bài viết này, kiến trúc sư sẽ tư vấn cho bạn đọc về diện tích phòng ngủ hợp lý dựa trên diện tích tổng thể của ngôi nhà.
Diện tích phòng ngủ chuẩn là bao nhiêu?
Đối với phòng ngủ, nhiều người mong muốn có không gian rộng rãi để thoải mái nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng sự riêng tư. Nhưng cũng có những người chỉ cần một căn phòng nhỏ xinh xắn, ấm áp là đủ. Ngoài ra, thiết kế phòng ngủ còn phụ thuộc vào diện tích, thiết kế của ngôi nhà. Vì vậy, không dễ để đưa ra một con số cụ thể làm tiêu chuẩn cố định, phù hợp với nhu cầu, mong muốn và điều kiện của tất cả mọi người. Tuy nhiên, dựa trên diện tích tổng thể, không gian kiến trúc của ngôi nhà, ta có thể tính toán kích thước phòng ngủ sao cho phù hợp nhất.
Theo kiến trúc sư của công ty Kiến trúc Xây dựng Song Phát, diện tích chuẩn là diện tích cần có để căn phòng phải đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng, đủ không gian bố trí vật dụng phục vụ quá trình sinh hoạt hàng ngày. Với tình trạng đất chật, người đông hiện tại, diện tích nhà ở có xu hướng thu hẹp lại, nhất là tại các đô thị đông dân như Hà Nội, TPHCM. Nhà ống với chiều rộng từ 3-5m là loại hình nhà ở rất phổ biến. Những căn nhà ống có diện tích sàn dưới 30m2 được xem là nhà nhỏ. Trên mặt sàn khiêm tốn như thế này, bố trí phòng ngủ sao cho hợp lý, đảm bảo công năng mà vẫn hài hòa, đẹp mắt không phải là điều dễ dàng.
Thiết kế phòng ngủ quá nhỏ sẽ gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt, nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Kiến trúc sư cho rằng dù nhà nhỏ, diện tích tối thiểu của phòng ngủ để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt là 12m2. Đây chính là mức tiêu chuẩn đối với diện tích phòng ngủ theo kinh nghiệm của kiến trúc sư, đủ để gia chủ bố trí được nội thất cơ bản như giường, tủ quần áo, bàn phấn, đôn đầu giường, cửa thông phòng với thông số kích thước đẹp, khoa học. Với diện tích nhà lớn hơn, có thể tùy biến tùy theo không gian, nhu cầu của gia chủ.
Diện tích tối đa của phòng ngủ
Nếu phòng ngủ quá nhỏ gây khó khăn khi bố trí vật dụng thì phòng ngủ quá lớn cũng dễ mang lại cảm giác lạnh lẽo, trống trải, đặc biệt là khi chỉ có 1 người ở trong phòng.
Về diện tích tối đa của phòng ngủ, kiến trúc sư khuyên bạn chỉ nên giới hạn diện tích tối đa của phòng ngủ ở khoảng 22-28m2. Với khoảng diện tích như thế này, bạn có thể dễ dàng xử lý nội thất để đảm bảo không gian phòng ngủ của mình sang trọng, cân đối, ngăn nắp, tạo điều kiện thuận lợi cho những giấc ngủ ngon. Thêm vào đó, với những phòng ngủ rộng rãi như này, bạn còn có thể bố trí đầy đủ các vật dụng sinh hoạt và tích hợp không gian làm việc bên trong phòng nếu muốn.
Bố trí phòng ngủ cần chú ý những gì?
Phòng ngủ là nơi chúng ta dành nhiều thời gian nhất trong ngôi nhà, khoảng từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng để thiết kế phòng ngủ thật hợp lý với tổng thể kiến trúc ngôi nhà và hợp phong thủy phòng ngủ là một “khoản đầu tư” có lợi cho sức khỏe, cuộc sống của chúng ta về lâu dài.
Khi thiết kế không gian phòng ngủ ,cần chú ý những điểm sau:
– Phòng ngủ cần có cửa sổ để đảm bảo không khí lưu thông thuận lợi mới tốt cho sức khỏe.
– Phòng ngủ nên sáng sủa, không nên thiết kế quá u ám, tối tăm. Một căn phòng sáng sủa có thể tác động tích cực, khiến tâm trạng tươi vui, có lợi cho mối quan hệ hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Tuy vậy, cũng cần lưu ý không để phòng quá sáng, sẽ gây khó ngủ, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi hàng ngày.
– Không nên bài trí quá nhiều đồ trong phòng ngủ. Khu vực gầm giường nên giữ sạch sẽ để giảm thiểu khí ẩm xâm nhập vào chăn đệm, sinh nấm mốc, vi khuẩn.
– Sàn phòng không nên trải thảm để tránh lâu ngày hơi ẩm sẽ phát sinh khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những loại thảm lông dài. Nếu vẫn thích dùng thảm, bạn cần vệ sinh thường xuyên, đảm bảo phòng ngủ luôn khô ráo, thông thoáng.
- Nhà ở modul có phải là cứu cánh?
- Xây dựng mô-đun: Giải pháp lâu dài trong cuộc khủng hoảng nhà ở giá rẻ?
Theo ThanhnienViet