Đã có không ít trường hợp người dân lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan, xây nhà không được mà bán cũng chẳng xong do mua trúng đất dính quy hoạch. Vậy đất quy hoạch là gì, vì sao cần kiểm tra kỹ thông tin quy hoạch trước khi mua và kiểm tra ở đâu, như thế nào để đảm bảo chính xác nhất?
1. Tổng quan về thông tin quy hoạch
Để có thể đọc hiểu và kiểm tra thông tin quy hoạch đất đai, người mua trước hết phải nắm được những khái niệm cơ bản liên quan như đất quy hoạch là gì, định nghĩa bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các loại bản đồ quy hoạch phổ biến.
Đất quy hoạch
Căn cứ Khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013, quy hoạch sử dụng đất là việc lên kế hoạch sử dụng đất cho từng địa phương theo từng mục đích cụ thể trong mỗi giai đoạn khác nhau. Theo đó, đất quy hoạch là đất nằm trong kế hoạch sử dụng của Nhà nước tại vùng đó, nhằm phục vụ các mục đích như phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường…
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Một số bản đồ quy hoạch sử dụng đất phổ biến hiện nay gồm có: Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án dầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng), bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5000 (xác định các khu vực chức năng, những định hướng tính giao thông, sẽ rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng khu vực)…
2. Rủi ro khi mua đất dính quy hoạch
Đối với nhà đầu tư
Tuy nhiên, Luật Quy hoạch hiện hành quy định trong 5 năm Nhà nước phải điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế, nếu khu vực nào không còn phù hợp phải xóa bỏ. Quy định này khiến một số nhà đầu tư mạo hiểm hoặc do nghe ngóng, đón đầu được thông tin quy hoạch vẫn chọn rót tiền vào loại hình này. Dù vậy, đây chỉ là ván bài hên xui dựa trên phán đoán và sự liều lĩnh của nhà đầu tư. Nếu thực sự có sự điều chỉnh hoặc xóa quy hoạch trong tương lai, khu đất sẽ mang về cho họ món lời hấp dẫn. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ bị chôn vốn, thậm chí vỡ nợ vì đổ tiền vào đất quy hoạch treo, ở không được mà bán cũng chẳng xong.
Đối với người mua có nhu cầu ở thực
Khi có nhu cầu mua đất để sinh sống ổn định lâu dài, người dân cần kiểm tra kỹ xem mảnh đất đó có dính quy hoạch hay không, bởi việc vướng quy hoạch sẽ khiến người mua đất bị hạn chế một số quyền nhất định. Đầu tiên là việc không được tự ý xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất bị thu hồi. Mọi thay đổi về quy mô, cấp công trình đều phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nói cách khác, người dân có nhu cầu cải tạo, xây sửa nhà ở trên đất quy hoạch thì phải xin giấy phép xây dựng tạm, cam kết tháo dỡ khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch và sẽ không được đền bù cho phần xây dựng công trình đó.
Tiếp theo là những hạn chế về quyền chuyển nhượng, mua bán khi nhà đất vướng quy hoạch. Cụ thể, khi đất vướng quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi, quyền chuyển nhượng của chủ sở hữu tuy chưa bị hạn chế nhưng cũng không dễ để tìm được người mua. Ngược lại, khi đã có quyết định thu hồi, chủ sở hữu không được phép chuyển nhượng mà phải tiếp tục sử dụng đất theo mục đích đã xác định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố thông tin quy hoạch.
3. Top 4 cách kiểm tra thông tin quy hoạch
Kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ
Liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền để hỏi thông tin quy hoạch
Nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai
Theo Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, để xin được cung cấp thông tin đất đai (bao gồm thông tin quy hoạch), người dân cần nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến để tra cứu thông tin quy hoạch cũng là một cách làm hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Ví dụ, muốn tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội, người dân có thể truy cập vào “Cổng thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tại đây, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được cập nhật chi tiết theo từng quận, kèm theo đó là bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch để người dân tiện theo dõi. Tuy nhiên, do công cụ tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến chưa được phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương nên cách làm này không thể áp dụng trong mọi trường hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Có đòi lại được tiền nhà vừa mới mua bị lũ cuốn trôi?
- Quy định mới về thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay
Theo Thanhnienviet