Theo giới chuyên gia đánh giá, Bình Dương sở hữu nhiều tiềm năng sinh lời khi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, TP Dĩ An phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2025, định hướng đô thị công nghiệp – dịch vụ – giáo dục của Bình Dương.
Bình Dương vẫn thu hút FDI cao bất chấp ảnh hưởng của Covid
Trong khi FDI tại một số địa phương lân cận lao dốc vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dòng vốn này vẫn chảy mạnh vào Bình Dương. Tính từ đầu năm 2021 đến ngày 15/5, tỉnh này đã thu hút 1,252 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 159% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP.HCM và Hà Nội, với 3.974 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước.
Với định hướng trở thành trung tâm nền kinh tế khu Đông, Bình Dương được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thúc đẩy kinh tế khu vực. Các tuyến đường trọng điểm Quốc Lộ 1K, Quốc Lộ 13, Cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn đều đi qua địa bàn Bình Dương, kết nối giao thương Bình Dương với các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là TP HCM, Đồng Nai.
Nhờ đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh và nhiều chính sách chủ trương ủng hộ phát triển kinh tế khiến thị trường bất động sản Bình Dương thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Bất động sản Bình Dương đang được tìm kiếm nhiều nhất tại thị trường phía Nam, tăng 23% trong quý 2/2021 so với quý 1/2021.
TP Dĩ An sở hữu nhiều lợi thế tăng giá bất động sản
Trong làn sóng kinh tế phát triển về phía đông của TP.HCM, Dĩ An được đánh giá là địa phương còn nhiều tiềm năng đầu tư sinh lời nhờ bởi những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, sở hữu vị trí được gọi tên “thành phố giữa các thành phố” (nằm giữa các TP Thủ Đức, TP Biên Hòa, TP Thuận An), TP Dĩ An là tâm điểm giao thương với tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 55% GDP toàn TP Dĩ An. Theo quyết định 2481 của UBND tỉnh Bình Dương về đồ án quy hoạch TP Dĩ An tầm nhìn 2030, khu đô thị 1 gồm một phần của các phường Dĩ An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp sẽ trở thành trung tâm hành chính – văn hóa của thành phố này.
Các tuyến đường quan trọng bậc nhất khu Đông đều đi qua và giao nhau trên địa bàn TP Dĩ An. Tổng chiều dài đi qua TP Dĩ An: Quốc Lộ 1K (6km), Quốc Lộ 13 (5km), cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn (10km), kết nối TP Thủ Đức, TP.HCM, qua TP Dĩ An, TP Biên Hòa, tỉnh Bình Dương, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội khu Đông nói chung, TP Dĩ An nói riêng. Ở thời điểm hiện tại, TP Dĩ An đang là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước (130 triệu đồng/người/năm).
T.S Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia địa ốc đại học ngân hàng TP.HCM nhận định: “Sở hữu vị trí chiến lược kết nối giao thương trọng điểm khu Đông, đây sẽ là lợi thế rất lớn để giá bất động sản tại Dĩ An tăng mạnh trong 3-5 năm tới.”
Thứ hai, xu hướng dịch chuyển về TP Dĩ An để an cư, phát triển kinh tế
Theo khảo sát mới đây của CBRE, do ảnh hưởng của Covid khiến nhiều dự án bị trì trệ, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung các dự án an cư tại TPHCM. Thêm nữa, sự khan hiếm quỹ đất khiến giá bất động sản TP HCM luôn ở mức rất cao.
TP Dĩ An với vị trí thuận lợi, các tuyến giao thông hoàn thiện, nhiều người trẻ làm việc tại TP.HCM đã chọn sinh sống tại TP Dĩ An vì khoảng cách không quá xa, hạ tầng thông thoáng, khang trang, chi phí hợp lý hơn TP.HCM.
Thêm vào đó, khi tuyến Metro số 1 nối thẳng từ ga Bến Thành (TP.HCM) đến ga bến xe miền Đông mới (TP Dĩ An) với tổng chiều dài 19,7km hoàn thành, việc di chuyển từ TP Dĩ An đến TP.HCM không quá 15 phút.
T.S Minh Hải chia sẻ: “Sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng khiến việc di chuyển từ các thành phố của Bình Dương về TP.HCM rút ngắn đáng kể. Nhiều bạn trẻ lựa chọn sống tại Bình Dương nhất là Dĩ An dù đang làm việc tại TP.HCM. Đây là dòng chảy chủ yếu của thị trường khiến giá trị bất động sản ở những khu vực này sẽ gia tăng nhanh chóng”.
Thứ ba, sự phát triển công nghiệp tạo tiền đề tăng giá trị bất động sản
Dĩ An có dân số đứng thứ 2 Bình Dương, với 6 khu công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021 là 58.551 tỷ đồng, đạt 50,55% kế hoạch năm, tăng 5,98% so với cùng kỳ 2020 dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tháng 5/2021, UBND tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư đợt 1 cho 5 doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư FDI là 974,2 triệu USD, trong đó có dự án Trung tâm Logistics ECPVN Bình Dương 2 của Công ty Emergent Việt Nam Logistics Development Pte, Singapore, vốn đầu tư 34,4 triệu USD tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B của TP Dĩ An. Cơ cấu nguồn vốn FDI dành cho TP Dĩ An có Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn.
T.S Minh Hải cũng chia sẻ, sự tăng trưởng phát triển công nghiệp tại Dĩ An tạo tiền đề cho kinh tế địa phương phát triển, thu hút một lượng lớn người lao động, gồm cả chuyên gia nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Nhu cầu nhà ở tăng dẫn đến giá trị bất động sản tăng trong tương lai gần.
Tại TP.Dĩ An hiện nay có HT Pearl là dự án theo tiêu chuẩn Nhật bản phục vụ những chuyên gia và các gia đình trẻ có ý định an cư với pháp lý vững vàng, được phép công khai và được phép bán dự án nhà ở hình thành trong tương lai (văn bản được cấp ngày 20/09/2021).
Theo ThanhnienViet