Phần bỏ đi từ mít và sầu riêng sẽ được xử lý để tạo ra điện năng, thay thế năng lượng mặt trời vào ban đêm.
- Trang trại chuyên canh sầu riêng – Tân Lâm Nguyên
- Sự khởi sắc của nền kinh tế Đam Rông – Lâm Đồng
- Dự án West Lakes Golf & Villas vì sao lại hot đến vậy?
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Sydney (Australia) đang phát triển dự án làm điện năng từ mít và sầu riêng. Theo đó, những thành phần bỏ đi của của mít và sầu riêng sẽ được xử lý theo quy trình chôn lấp, ủ nóng bằng nước, ướng lạnh làm khô. Quá trình này có thể tạo ra những kho chứa điện năng.
Nhóm nghiên cứu cho biết, pin sản sinh từ hai loại quả này sẽ tồn tại lâu hơn và sạc nhanh hơn pin lithium-ion hiện được sử dụng để cung cấp năng lượng cho điện thoại di động, máy tính bảng và xe điện.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney cho hay, lượng điện này thân thiện với môi trường, không mùi, phục vụ hoạt động sạc nhanh cho các thiết bị điện, thay vì sẽ phải tiêu tốn một khoản tiền lớn để tiêu hủy chúng. Lượng điện này có thể đáp ứng nhu cầu sạc nhanh, thay thế năng lượng mặt trời vào buổi tối.
Hiện, các nhà khoa học cùng những công ty nghiên cứu chế tạo ra một loại pin mới có thể được bán ra thị trường, góp phần đa dạng hóa nguồn năng lượng tái sinh, cải thiện môi trường và đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Để tìm ra nguồn điện tương lai thân thiện với môi trường, các nhà khoa học đang phát triển nhiều dự án mới. Đơn cử như ở các nhà khoa học Thụy Điển đã phát triển một phân tử nhân tạo – một loại polymer oxi hóa khử.
Loài vi khuẩn Enterococcus faecalis có cả ở động vật và người, được chọn là nguồn điện. Các nhà khoa học ở Đại học Lund, Thụy Điển, đã tìm ra cách chuyển các electron từ vi khuẩn vào điện cực và thu được dòng điện từ chúng ở chế độ thời gian thực.
Kết quả của nghiên cứu này có giá trị không chỉ vì tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng sạch mà còn có ý nghĩa lớn đối với ngành khoa học. Nó giúp các nhà khoa học hiểu cách vi khuẩn giao tiếp với môi trường của chúng – với các vi khuẩn và phân tử khác.
Trước đó, các nhà khoa học tại đại học Binghamton, Mỹ đã chế tạo thành công loại pin giấy sinh học dùng một lần có khả năng tạo ra nguồn điện dựa trên sự hoạt động của vi khuẩn trên giấy.
Nhóm nghiên cứu đã dùng thử phương pháp gấp và xếp chồng nhiều mảnh pin giấy lên nhau và cho kết quả khá thành công. Họ có thể tạo ra pin có công suất, cường độ dòng điện lần lượt là 31,51 microwatt (µW) và 125,53 microampe (µA) với cấu hình 6 pin xếp thành 3 dải song song. Công suất và cường độ dòng điện tạo ra là 44,85 µW, 105,89 µA với cấu hình pin 6×6.
Nguồn: vietnamnet